Lịch sử Tập_đoàn_tên_lửa_vũ_trụ_Energia

Bản sao của tên lửa «Phương Đông»Moskva tại Trung tâm triển lãm toàn Nga.

Được thành lập năm 1946 như OKB-1 (Cũng gặp chữ viết tắt SKB, SKB-1) (sau này còn được gọi là TsKBEM và NPO «Năng lượng»). Người khởi xướng chính của việc liên kết phòng thiết kế với cơ sở sản xuất của nhà máy N88 là Sergei Korolyov. Tuy nhiên, như một cấu trúc tổ chức duy nhất chỉ xuất hiện vào năm 1974 dưới sự điều hành của Valentin Glushko. Việc đặt tên cho tổ chức mới là «Energia» cũng là khởi xướng của Glushko.

«Energia» — hãng chế tạo và sản xuất vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất, các trạm tự động, được phóng đến Mặt Trăng, Sao Mộc, Sao Hỏa, các tàu vũ trụ có người lái và các trạm quỹ đạo.

Tại hãng vào năm 1956—1957 tên lửa đẩy dòng R-7 đã được thiết kế và được phóng những phiên bản đầu tiên của tên lửa này, trên đó vào năm 1957 đã đưa lên quỹ đạo gần Trái Đất trong lịch sử các vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

Từ giữa những năm 1960 và đến 1974 hãng đã chế tạo tên lửa đẩy hạng siêu nặng N1.

Trong thời kỳ 1976—1993 hãng là nhà chế tạo hàng đầu tên lửa đẩy hạng siêu nặng «Energia».

Hiện tại hãng sản xuất các tàu vũ trụ họ SoyuzProgress, sử dụng để đảm bảo các chuyến du hành lên Trạm không gian quốc tế, cũng như các khối lấy đà cho các tên lửa đẩy Zenit của Ukraina. TĐTLVT «Energia» không chỉ đóng vai trò quan trọng trong ngành không gian của Nga, mà còn trên thế giới.